Thiết kế bếp, Bố trí mặt bằng nhà bếp

Gợi ý 10 nguyên tắc thiết kế nhà bếp khoa học

Gợi ý 10 nguyên tắc thiết kế nhà bếp khoa học 1
Có thể nói bếp chính là trái tim của ngôi nhà. Đây là nơi gia đình cùng nhau chia sẻ những khoảnh khắc ấm cũng, vui vẻ cùng những món ăn ngon. Để có được một không gian nhà bếp đẹp và tiện nghi, bạn cần chú ý đến cách bố trí các khu vực khác nhau. Đừng để khu vực phòng bếp trở thành một nơi hỗn độn, chật chội và nguy hiểm. Hãy để Flexhouse VN bật mí 10 nguyên tắc thiết kế nhà bếp khoa học ngay trong bài viết sau đây!

Quy tắc tam giác hoạt động

Quy tắc tam giác hoạt động là một nguyên tắc thiết kế nhà bếp phổ biến, giúp cho việc di chuyển trong bếp trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Theo quy tắc này, ba khu vực chính trong bếp là bồn rửa, bếp nấu và tủ lạnh nên được bố trí tạo thành một tam giác cân, với độ dài các cạnh bằng nhau hoặc gần bằng nhau. Điều này sẽ giúp cho người nấu có thể di chuyển giữa ba khu vực này một cách nhanh chóng và dễ dàng, hạn chế tối đa việc di chuyển nhiều lần.

Không gian bếp Arch2O

Quy tắc tam giác hoạt động

Trong hình trên, bạn có thể thấy lò nướng âm tủ nằm ở bên trái cửa ra hành lang và lối ra vào. Thiết kế này đã vi phạm “quy tắc tam giác” vì đây là lối đi dẫn vào phần còn lại của ngôi nhà, do đó bạn nên di dời lò nướng đến vị trí khác an toàn hơn.

Không gian bếp Arch2O

“Quy tắc tam giác” đúng

Ở hình thứ hai, lò nướng âm tủ không không gây nguy hiểm vì nó đã hoán đổi vị trí với tủ lạnh. Ta có thể thấy “quy tắc tam giác” được thực hiện một cách chính xác.

Vị trí bếp nấu khoa học

Không gian bếp Arch2O

Vị trí bếp nấu khoa học

Bếp nấu không chỉ cung cấp công năng quan trọng cho phòng bếp, mà còn ảnh hưởng khá nhiều đến tính phong thủy trong bếp. Do đó, việc bố trí bếp nấu cũng cần dựa theo những nguyên tắc nhất định. Chiều dài tổng thể của tam giác làm việc trong bếp, tức là khoảng cách giữa bếp, tủ lạnh và bồn rửa không được vượt quá 7000 mm (23 inch). Chiều dài tam giác làm việc hoàn hảo là từ 4000 mm (13′) đến 6000 mm (19′).

Nguyên tắc bố trí ánh sáng trong thiết kế nhà bếp

Cách lắp đặt hệ thống ánh sáng trong bếp cũng vô cùng quan trong. Một phòng bếp thoáng đãng và sáng sủa sẽ giúp công việc nấu ăn của bạn trở nên chuẩn xác và dễ dàng hơn. Một căn bếp có cửa sổ rộng mở sẽ thoáng đãng với nguồn ánh sáng tự nhiên dồi dào. Kết hợp với hệ thống đèn chiếu sáng cùng gạch men bóng có tính khuếch đại, bếp cũng trở nên sạch sẽ và rộng rãi hơn nhiều.

Gợi ý 10 nguyên tắc thiết kế nhà bếp khoa học

Nguyên tắc bố trí ánh sáng trong thiết kế nhà bếp

Khoảng trống giữa đảo bếp và quầy bếp

Không gian bếp Arch2O

Khoảng trống giữa đảo bếp và quầy bếp

Không gian giữa đảo bếp và quầy bếp thường xuyên gây tranh cãi vì chủ nhà muốn biết liệu bếp của họ có đủ để chứa đảo bếp hay không. Thông thường, nhà bếp có thể trở nên bận rộn với các đầu bếp và những vị khách. Dù không có quy định bắt buộc nào, tuy nhiên theo các chuyên gia, giữa quầy bếp và đảo bếp phải có khoảng cách tối thiểu từ 42–48 inch, điều này sẽ giúp mọi người dễ dàng di chuyển trong bếp và thực hiện các hoạt động nấu nướng một cách an toàn.

Lựa chọn kích thước tủ bếp hợp lý

Gợi ý 10 nguyên tắc thiết kế nhà bếp khoa học

Lựa chọn kích thước tủ bếp hợp lý

Trong quá trình thiết kế, việc lựa chọn kích thước tủ bếp là vô cùng quan trọng. Tủ bếp quá cao hoặc thấp đều mang đến cảm giác không cân đối và bất tiện trong quá trình nấu nướng. Chiều cao tủ đồ, đảo bếp, khoảng cách giữa chậu rửa cần tuân theo quy định chuẩn mực. Một căn bếp có thiết kế vừa vặn, bạn sẽ không phải với tay quá cao hoặc cảm thấy vướng víu trong quá trình chế biến thực phẩm.

Lối đi trong bếp

Không gian bếp Arch2O

Một số nguyên tắc thiết kế lối đi trong bếp

Lối đi trong bếp là một yếu tố quan trọng trong thiết kế nội thất, giúp người nấu nướng có thể di chuyển dễ dàng và thuận tiện trong quá trình nấu nướng. Dưới đây là một số nguyên tắc thiết kế lối đi trong bếp:

  • Chiều rộng lối đi tối thiểu là 36-42 inch để đảm bảo người nấu nướng có thể di chuyển thoải mái, không bị vướng víu.
  • Lối đi trong bếp nên được bố trí theo hình chữ U hoặc chữ L để người nấu ăn có thể dễ dàng di chuyển giữa các khu vực nấu nướng, rửa bát và bàn ăn.
  • Khoảng cách giữa các thiết bị trong bếp cũng cần được lưu ý để đảm bảo lối đi thuận tiện. Khoảng cách tối thiểu giữa bếp nấu và tủ lạnh là 25 inch, giữa bồn rửa và tủ lạnh là 36 inch, giữa bếp nấu và bồn rửa là 36 inch.
  • Chất liệu lát sàn trong bếp nên là chất liệu chống trơn trượt để đảm bảo an toàn cho người nấu nướng.

Không gian bàn bếp

Không gian bếp Arch2O

Không gian bàn bếp

Không gian bàn bếp là khu vực quan trọng nhất trong căn bếp, là nơi diễn ra các hoạt động nấu nướng, chế biến thực phẩm. Nếu bạn muốn sử dụng nhiều thiết bị trên mặt bàn, chẳng hạn như lò vi sóng, máy nướng bánh mì hoặc máy pha cà phê, hãy dành nhiều không gian cho mặt bàn hơn để không gian này trở nên gọn gàng, ngăn nắp và thuận tiện cho việc sử dụng. Theo các khuyến nghị, bạn cần có mặt tiền mặt bàn 158 inch, rộng 24 inch và khoảng trống ít nhất 15 inch ở trên để đáp ứng mọi mục đích nấu nướng của mình.

Sắp xếp đồ đạc hợp lý

Cách Sắp Xếp Phụ Kiện Nhà Bếp Khoa Học Đầy Đủ Công Năng - Thietbibepauviet

Sắp xếp đồ đạc hợp lý

Căn bếp là nơi chứa rất nhiều đồ đạc, gia vị nấu nướng. Vì vậy, bạn cần sắp xếp chúng một cách khoa học. Đối với những đồ đạc được dùng thường xuyên, bạn nên để bên ngoài, nơi dễ dàng nhìn thấy và lấy ra thuận tiện. Đối với các đồ ít dùng hơn, bạn có thể cất chúng lên cao hoặc xếp gọn trong tủ. Nhờ vậy, không gian sẽ trở nên sạch sẽ hơn. Những loại nước sốt, gia vị cần dùng nấu nướng hàng ngày nên được cất gọn trên những kệ riêng, thoáng mát, thuận tiện sử dụng.

Tận dụng nội thất bếp thông minh, đa năng

Gợi ý 10 nguyên tắc thiết kế nhà bếp khoa học

Tận dụng nội thất bếp thông minh, đa năng

Hiện nay, thiết kế phòng bếp sử dụng phụ kiện tủ bếp thông minh đang là một xu hướng được các gia chủ hiện đại đón nhận nhiều nhất. Chúng hiện được xem là giải pháp hàng đầu dành cho những gian bếp nhỏ hẹp. Nội thất thông minh ngoài mang đến sự thuận tiện cho quá trình bếp núc của các chị em phụ nữ, chúng còn tạo ra diện mạo cực đẳng cấp và hiện đại cho phòng bếp nhờ thiết kế bắt mắt và thời thượng của mình.

Lựa chọn vật liệu dễ lau chùi, vệ sinh

Cần lưu ý gì trong cách vệ sinh nhà bếp? Tại sao phải vệ sinh mỗi ngày | Cleanipedia

Lựa chọn vật liệu dễ lau chùi, vệ sinh

Một căn bếp sạch sẽ, sáng bóng sẽ đảm bảo bữa ăn ngon miệng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Chính vì vậy, khi lựa chọn nội thất bếp, bạn nên sử dụng những vật liệu có thể lau chùi dễ dàng.  Nên ốp những loại đá bóng, nhẵn, dễ dàng lau chùi cho phần backsplash bếp, nơi thường xuyên bám dính dầu mỡ. Đối với mặt bàn bếp, các loại vật liệu cứng, chống nhiệt, dễ vệ sinh là sự lựa chọn tuyệt vời. Một số đồ nội thất như lò nướng, tủ lạnh, máy rửa bát,.. bằng thép không gỉ, chống bám dính vân tay cũng góp phần đem lại vẻ đẹp hoàn mỹ, sạch sẽ cho không gian bếp.

Tuân thủ các nguyên tắc và lưu ý trên sẽ giúp bạn có được một nhà bếp khoa học, hợp lý và tiện nghi. Bài viết hi vọng có thể chia sẻ những kiến thức bổ ích cũng như giúp quý khách hàng tìm ra những giải pháp cho không gian nội thất của mình, có thêm kiến thức trong thiết kế nhà bếp hiện đại. Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp qua Fanpage Flexhouse hoặc ghé showroom để có thêm những thông tin và trải nghiệm thực tế với các sản phẩm nhé!

Địa chỉ Showroom Flexhouse VN: C27 Park Riverside, 101 Bưng Ông Thoàn, Phường Phú Hữu, Tp Thủ Đức, Tp.HCM

Số điện thoại: 0937912255 | 0901342255

Email: [email protected] / website: www.flexhouse.vn

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *