Phòng ăn, Thiết kế bếp

Ưu Và Nhược Điểm Của 3 Kiểu Bố Trí Nhà Bếp Phổ Biến

Ưu Và Nhược Điểm Của 3 Kiểu Bố Trí Nhà Bếp Phổ Biến 1

Có rất nhiều cách và phong cách để thiết kế và bố trí nhà bếp của bạn. Tất cả phụ thuộc vào những gì bạn muốn nhà bếp của bạn trông như thế nào và bạn muốn mọi thứ ở đâu? Dưới đây là sơ lược về ba bố cục bố trí nhà bếp phổ biến để giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định cho nhà bếp của mình.

1.    Bố trí nhà bếp hình chữ U

Bố trí nhà bếp hình chữa U thường phổ biến hơn trong các ngôi nhà cũ và nhà ở nhỏ (chẳng hạn như căn hộ và nhà liền kề), nhưng bạn cũng có thể tìm thấy chúng trong các tòa nhà hiện đại.

Ưu Và Nhược Điểm Của 3 Kiểu Bố Trí Nhà Bếp Phổ Biến 2

Bố trí nhà bếp hình chữ U

Ưu điểm: Nhà bếp hình chữ U được tạo nên bằng cách sử dụng ba bức tường hoặc ba phần tủ bếp tạo thành hai góc vuông, vì vậy bạn có thể có nhiều không gian lưu trữ tốt so với kích thước nhà bếp của bạn.

Vì các thiết bị bếp của bạn sẽ gần nhau hơn (đặc biệt là trong những căn bếp nhỏ hơn), bạn sẽ không phải đi bộ sang phía bên kia của căn bếp để chuẩn bị hoặc dọn dẹp thực phẩm. không chỉ thế, thiết kế bếp chữ U còn mang ý nghĩa phong thủy đặc biệt. Cuối cùng, một số chủ nhà thích thiết kế nhà bếp hình chữ U vì khu vực bếp sẽ trở nên khép kín giữ cho không gian tách biệt với khu vực sinh hoạt và ăn uống.

Nhược điểm: Nhà bếp hình chữ U thường sẽ cảm thấy chật chội vì các thiết bị của bạn được đặt gần nhau. Do đó, bạn có thể không đủ chỗ để hoạt động trong quá trình chuẩn bị bữa ăn và nấu ăn đồng thời không dễ dàng mở các cánh tủ bếp nằm trong góc trong trường hợp này đảo bếp sẽ là điều bạn nên cân nhắc.

Một số chủ nhà thích không gian nhà bếp khép kín, nhưng nhiều người mua nhà muốn có một thiết kế mở, đặc biệt là trong thị trường nhà ở ngày nay. Nhiều nhà bếp hình chữ U có thể cảm thấy bị cô lập với phần còn lại của không gian sống trong nhà của bạn bên cạnh đó việc xây dựng bếp chữ U cũng tốn nhiều chi phí hơn các kiểu bếp khác.

Nếu bạn đang tìm cách biến nhà bếp hình chữ U của mình thành một không gian mở thì việc phá bỏ một bức tường có thể giúp bạn làm được điều đó. Bạn có thể tạo một đảo bếp với chỗ ngồi kiểu quầy bar sau khi dỡ bỏ bức tường và sau đó sẽ cảm thấy phòng bếp được kết nối với các không gian liền kề.

Ưu Và Nhược Điểm Của 3 Kiểu Bố Trí Nhà Bếp Phổ Biến

Đảo bếp với chỗ ngồi kiểu quầy bar

có thể bạn quan tâm các sản phẩm Ghế quầy bar

Bạn cũng có thể phá bỏ hai bức tường hiện tại của mình hoặc thiết kế một nhà bếp hình chữ U chỉ với một bức tường có cùng chiều cao. Nhà bếp chữ U hiện đại này cung cấp một không gian nấu nướng đầy đủ chức năng cũng như để giải trí.

Ưu Và Nhược Điểm Của 3 Kiểu Bố Trí Nhà Bếp Phổ Biến 11

Một số nhà bếp hình chữ U có không gian đủ lớn đủ lớn để làm đảo bếp ở giữa. Lối đi giữa các tủ phải rộng ít nhất 1 mét, vì vậy một trong những bức tường nhà bếp của bạn phải dài ít nhất 3,5 mét để vừa với đảo sâu 0,6 mét.
Ưu Và Nhược Điểm Của 3 Kiểu Bố Trí Nhà Bếp Phổ Biến 12

2.     Bố trí nhà bếp hình chữ L

Những kiểu bố trí nhà bếp kiểu này sử dụng hai bức tường hoặc hai phần của tủ bếp đặt vuông góc với nhau tạo thành chữ L.

Ưu Và Nhược Điểm Của 3 Kiểu Bố Trí Nhà Bếp Phổ Biến 13

Bố trí nhà bếp hình chữ L

Ưu điểm: Bếp hình chữ L mang đến trải nghiệm nấu nướng hoàn hảo theo ý tưởng không gian mở. Chúng là nơi lý tưởng để diễn ra hoạt động giải trí và giao lưu tiệc tùng đồng thời có thể biến nhà bếp của bạn thành khu vực trung tâm của ngôi nhà.

Bố trí nhà bếp hình chữ L là cách bố trí thân thiện với đảo bếp nhất vì chúng tạo không gian rộng rãi. Chúng cũng có đủ quầy và không gian để lưu trữ tính luôn không gian của bếp đảo. Bên cạnh đó, nhà bếp hình chữa L còn giúp tiết kiệm diện tích tối đa cho ngôi nhà, đặc biệt thích hợp với những ngôi nhà có diện tích chật hẹp.

Nhược điểm: Bạn hầu như luôn cần một đảo bếp để đảm bảo rằng bạn có đủ không gian làm việc. Chi phí bổ sung này có thể không phù hợp với ngân sách của bạn. Tam giác làm việc (bếp, bồn rửa , tủ lạnh) ở xa nhau hơn trong nhà bếp hình chữ L. Trong khi một số chủ nhà đánh giá cao không gian, những người khác sẽ cảm thấy mệt mỏi khi đi đi lại lại giữa bếp, bồn rửa và tủ lạnh.

Ưu Và Nhược Điểm Của 3 Kiểu Bố Trí Nhà Bếp Phổ Biến 14

Bạn có thể tăng gấp đôi không gian chuẩn bị và lưu trữ vị bằng cách thiết kế đảo bếp hình chữ L

3.    Bố trí nhà bếp Galley

Phong cách bố trí nhà bếp kiểu Galley bắt nguồn từ nhà bếp của một con tàu, xe lửa hoặc máy bay nơi thức ăn được chuẩn bị và nấu chín. Nó cũng có thể gọi cho một nhà bếp trên đất liền trong một căn cứ hải quân hoặc được dùng cho quan điểm thiết kế nhà bếp. Nhà bếp Galley được thiết kế gồm hai tủ bếp chạy song song, tạo một hành lang trống ở chính giữa có một lối đi giữa hai phần tủ.

Ưu Và Nhược Điểm Của 3 Kiểu Bố Trí Nhà Bếp Phổ Biến 15

Bố trí nhà bếp kiểu Galley

Ưu điểm: Bếp Galley tối đa hóa không gian và tạo ra các khu vực nấu ăn hiệu quả vì nó nhỏ nên cần ít bước hơn giữa các khu vực làm việc. Đây là một ý tưởng tuyệt vời khi phòng bếp của bạn không có nhiều không gian, hoặc nếu ngôi nhà của bạn có diện tích dài nhiều hơn là rộng. Các thiết bị nhà bếp của bạn được đặt ở vị trí dễ dàng nhìn thấy và sử dụng trong một số nhà bếp, bồn rửa, tủ lạnh và tủ bếp đều nằm trên cùng một bức tường.

Bếp Galley có thể giúp bạn tận dụng không gian hạn chế mà bạn có thể đã có hoặc tiết kiệm không gian khi bạn thiết kế một ngôi nhà mới để ưu tiên cho không gian khác. Khu vực nhà bếp có xu hướng nhỏ hơn, bạn sẽ không phải chi nhiều tiền cho các thiết bị, phụ kiện phòng bếp như tủ bếp, đảo bếp, bạn cũng sẽ không mất nhiều thời gian để dọn dẹp.

Bếp Galley không nhất thiết phải là khái niệm bếp khép kín. Bạn có thể mở một trong những bức tường của nhà bếp để cung cấp thêm không gian chỗ ngồi và kết nối không gian với khu vực còn lại trong ngôi nhà bạn.

Ưu Và Nhược Điểm Của 3 Kiểu Bố Trí Nhà Bếp Phổ Biến 16

Nhược điểm: Mặt khác, khi bố trí nhà bếp kiểu Galley thì kích thước khu vực bếp sẽ nhỏ hơn có thể là một nhược điểm. Nếu bạn là người có nhu cầu sử dụng không gian nhà bếp cao với niềm vui và sở thích nấu nướng cũng như tụ họp ăn uống giải trí cùng gia đình, bạn bè thì thiết kế không gian bếp kiểu Galley sẽ không đủ cho bạn. Nên nhớ, bếp Galley không được thiết kế dành cho nhiều người cùng sử dụng một lúc, sẽ rất cản trở khi di chuyển.

Một chiếc đảo bếp có bánh xe có thể di chuyển có thể xem như một giải pháp thú vị giúp bạn có thêm không gian để bày biện, sơ chế, chuẩn bị khi nấu ăn hoặc hoặc bày biện món ăn sau khi nấu.

Ưu Và Nhược Điểm Của 3 Kiểu Bố Trí Nhà Bếp Phổ Biến 17

Đảo bếp có bánh xe có thể di chuyển

Flexhouse hy vọng qua bài viết trên có thể giúp bạn đưa ra được quyết định bố trí nhà bếp mà mình mong muốn!

Liên hệ với Fanpage Flexhouse hoặc ghé showroom để có thêm những thông tin và trải nghiệm thực tế các sản phẩm phụ kiện tủ bếp.

Địa chỉ Showroom Flexhouse VN: C27 Park Riverside, 101 Bưng Ông Thoàn, Phường Phú Hữu, Quận 9, Tp.HCM

Số điện thoại: 0937912255 | 0901342255

Email: [email protected] / website: www.flexhouse.vn

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *