Vải Nội thất, Thiết kế nội thất

Top 6 Các Loại Vải Nội Thất Phổ Biến Và Cách Bảo Quản

Top 6 Các Loại Vải Nội Thất Phổ Biến Và Cách Bảo Quản

Có rất nhiều nỗ lực đằng sau việc tạo ra một ngôi nhà hoàn hảo. Và một trong những yếu tố cần thiết của nó là Vải Nội Thất.

Bạn có thể có một chiếc ghế đẹp, nhưng toàn bộ không gian có thể bị hỏng nếu chất liệu vải không hấp dẫn hoặc không thoải mái. Ngày nay, khi quyết định sử dụng loại vải nào, bạn cần lưu ý đến kết cấu, kiểu dáng, sự thoải mái và sang trọng. Một loại vải rất sang trọng không bền bỉ sẽ chỉ cung cấp cho bạn một ngôi nhà đẹp trong một thời gian giới hạn.

Để giúp bạn hiểu thêm về ưu điểm và cách bảo quản các loại vải nội thất. Hãy cùng nhau tìm hiểu về các chất liệu vải dưới đây:

Vải Cotton

Ga giường vải cotton

Ga giường vải cotton

Chất vải cotton nguyên liệu chính là từ cây bông. Ngay từ xưa khi trồng trọt phát triển, cây bông đã được tìm ra và trồng phổ biến tại các quốc gia trên thế giới. Sau khi hái bông, người ta sẽ dùng chúng để kéo và dệt thành từng sợi vải.

Ưu điểm của vải cotton:

  • Mang đến cho người dùng cảm giác sảng khoái, dễ chịu nhờ khả năng hút ẩm cao, thấm hút tốt.
  • Vải cotton có giá thành rẻ hơn so với các loại sợi pha khác do nguyên liệu dễ kiếm, sẵn có.
  • Độ bền cao, nhanh khô, sử dụng được trong cùng một máy giặt và có thể dùng chung với các loại bột giặt khác.
  • Không gây kích ứng da, là tính năng vượt bậc mà Cotton khác biệt so với nhiều loại vải sợi trên thị trường, đây cũng là sự chọn lựa tốt nhất cho các bệnh nhân hen suyễn, ngay cả dịu nhẹ và sử dụng được cho làn da trẻ em.
  • Giữ mùi thơm lâu hơn, đây cũng là một trong những lợi ích chính của loại vải này. Với tính thoáng khí, giúp làn da mỏng manh của bạn có thể “thở” dễ dàng, mang đến cảm giác thoải mái, thoáng mát cho người mặc, đồng thời giúp cơ thể và sản phẩm thoát khỏi mùi khó chịu.

Cách bảo quản vải cotton:

  • Không nên ngâm vải trong xà phòng quá lâu, chỉ ngâm trong nước giặt vài phút và tiến hành giặt sạch ngay.
  • Trước khi giặt nên tiến hành thao tác phân loại đồ, nên giặt riêng đồ màu trắng để tránh làm quần áo màu trắng bị bám màu với những bộ đồ khác.
  • Phơi tại nơi thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Chỉ sử dụng những loại bột giặt có độ pH trung tính, bởi nếu sử dụng hóa chất quá mạnh sẽ làm cho độ bền của vải bị giảm sút gây nên tình trạng hỏng, mục, làm màu quần áo bị phai và loang lổ khi giặt.
  • Phơi vải cotton ở những nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh nắng mặt trời quá gắt. Điều này sẽ đảm bảo được độ bền tối đa cho người dùng trong suốt quá trình sử dụng.

Danh mục sản phẩm Ga giường vải Cotton tại Flexhouse VN

Vải Nội Thất Polyester

Bạn có muốn cảm giác đắt tiền trong phòng khách của bạn mà không cần sử dụng vải đắt tiền? Polyester sẽ giúp bạn đạt được điều đó một cách dễ dàng với tính chất mềm mại và thoải mái của nó. Nó có thể được sử dụng để bọc đệm ghế và sofa. Loại vải này có thể thay thế loại vải mỏng manh hơn nếu bạn có trẻ nhỏ trong nhà.

Vải polyester là một loại vải tổng hợp có thành phần từ dầu mỏ, than đá và không khí được gọi là ethylene. Về cơ bản, polyester là một loại nhựa và các sợi polyester này được tạo thành nhờ vào quá trình hóa học trùng hợp cùng với 4 dạng sợi cơ bản đó là: sợi thô, sợi xơ, sợi fiberfill và sợi filament.

Vải Nội Thất Polyester

Vải Nội Thất Polyester

Ưu điểm của vải Polyester

  • Độ bền tốt : Vải Polyester có độ co giãn tốt cùng với khả năng chống co rút sau thời gian sử dụng. Ngoài ra vải Polyester còn có khả năng không bị mài mòn và chống nhăn hiệu quả.
  • Chống nước tốt: Những sản phẩm có khả năng chống nước tốt đều được sản xuất từ Polyester như áo khoác, lều bạt và túi ngủ… Với đặc tính nổi bật là hút ẩm kém, không bị phai màu theo thời gian mà rất dễ dàng gia công.
  • Dễ dàng giặt ủi: Polyester thường rất bền và có khả năng chịu được nhiều loại hóa chất. Với loại vải này, bạn có thể giặt và sấy khô tại nhà mà không lo nhiệt độ làm hư vải cùng với chế độ giặt mạnh hơn so với các loại vải khác.
  • Giá thành rẻ: Vải plyester được sản xuất từ nguyên liệu có chi phí thấp và quy trình sản xuất không phức tạp nên có giá thành tốt, phù hợp với người tiêu dùng.
  • Vải Polyester có khả năng chống nấm mốc và chống vi khuẩn. Quần áo của loại vải này có bề trơn, khi chạm vào nên rất dễ chịu với làn da của người mặc và bề mặt vải cũng khó bám bẩn.

Cách bảo quản vải polyester:

  • Khi giặt đồ dùng màu trắng nên ngâm sản phẩm trước khi xử lý trong nước ấm, sau đó ngâm qua đêm và giặt lại vào buổi sáng hôm sau.
  • Để đảm bảo sạch đồ dùng nên giặt với nước ấm vì loại vải này có tác dụng làm sạch rất tốt với chất polyester. Nên giặt bằng tay để có hiệu quả tốt nhất.
  • Cách sử dụng để vải không bị nhăn là nên phơi ở nhiệt độ trung bình như trong bóng mát, hai là bằng máy là hơi với nhiệt độ thấp.

Danh mục sản phẩm Thảm trải sàn phòng khách tại Flexhouse VN

Vải len

Vải len được làm từ sợi tự nhiên và có nguồn gốc từ lông của một số loại động vật như cừu, dê, thỏ, lạc đà… Nhờ vào đặc tính cách nhiệt, cách điện tốt và khả năng giữ ấm, độ bền cao, nên vải len thường được sử dụng phổ biến trong ngành thời trang may mặc và sản xuất chăn ga gối đệm.

Ưu điểm của vải len

  • Vải len khi nhìn trực tiếp có thể thấy sợi len và kết cấu đan dệt.
  • Chất vải mềm mại, sờ khá xốp, ít nhăn.
  • Mặc lên tạo cảm giác nhẹ nhàng , thoải mái.
  • Có độ co giãn và độ đàn hồi cao.
  • Có khả năng hút ẩm
  • Chịu nhiệt, cách nhiệt, cách điện tốt.
  • Khá khó cháy, cháy rất chậm, tắt ngay khi lấy ra khỏi lửa
  • Hấp thụ thuốc nhuộm trực tiếp mà không cần sử dụng hóa chất.
Top 6 Các Loại Vải Nội Thất Phổ Biến Và Cách Bảo Quản

Tấm trải giường từ Vải len

Cách bảo quản vải len

Nên:

  • Loại bỏ bớt bụi ra khỏi đồ len trước khi giặt bằng cách đập bụi.
  • Cho thêm một ít giấm trung hòa nước giặt để giữ màu len.
  • Ủi bằng hơi nước không quá 150 độ C.
  • Mặc một chiếc áo mỏng bên trong ngăn mồ hôi tiếp xúc với vải len.
  • Để nơi khô thoáng, không ẩm mốc và tránh bị côn trùng cắn.

Không nên:

  • Treo đồ len bằng móc treo làm chảy xệ, mất phom.
  • Tẩy trắng bằng chất chứa Clo và chỉ tẩy khi cần.
  • Dùng nước nóng để giặt đồ gây giãn vải, xơ sợi, mất hình dáng ban đầu.

Vải Acrylic

Vải acrylic còn được biết đến tên gọi là len nhân tạo, sợi tổng hợp acrylic, sợi len acrylic), là loại vải được tạo nên từ một loại polymer tổng hợp có tên Acrylonitrile. Loại vải này được sản xuất bằng cách cho hóa chất dầu mỏ hoặc than với một số hóa chất khác nhau để cải thiện khả năng hấp thụ chất nhuộm, tăng thêm đặc tính cho chất liệu.

Vải Acrylic

Vải acrylic là gì

Ưu điểm vải Acrylic:

  • Trọng lượng nhẹ nhưng ấm áp: Sự liên kết chặt chẽ đảm bảo độ bền chắc và khả năng giữ ấm trong thời tiết lạnh.
  • Độ co giãn tốt: Nhờ ưu điểm này nên vải có khả năng phục hồi nguyên trạng tốt, chống nếp nhăn, vết gấp hiệu quả trong quá trình sử dụng.
  • Chịu nhiệt cao: Loại vải này đứng thứ 2 trong danh sách những sợi tổng hợp có khả năng chịu nhiệt tốt nhất.
  • Có thể chống lại một số tác nhân có hại: Vải có thể chống lại nhiều vết bẩn cùng một số hóa chất, ngăn chặn các loại sâu bướm và hạn chế tia cực tím xâm nhập. Ngoài ra, chúng cũng khó bị oxi hóa dưới ánh nắng mặt trời.
  • Dễ nhuộm màu: Acrylic đáp ứng rất tốt nhu cầu về thị yếu khi rất dễ nhuộm màu và độ bám màu cao.
  • Giá bán vải Acrylic: So với những loại vải tổng hợp khác thì giá thành của Acrylic được đánh giá là vô cùng phải chăng, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng.
  • Dễ vệ sinh: Do Acrylic có thể chống lại các vết bẩn, phơi nhanh khô, khả năng chịu nhiệt lại tốt nên rất thuận tiện trong việc vệ sinh, giặt giũ.

Bên cạnh những lĩnh vực phổ biến trên, vải acrylic còn được dùng để sản xuất chăn, thảm trải sàn, áo bọc đệm, vali, dụng cụ bảo quản gỗ… Ngoài ra, chúng còn được dùng để sản xuất khăn lau, thay bê tông và vữa trong ngành công nghiệp.

Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo quản vải acrylic

  • Trước khi giặt hoặc làm sạch vải acrylic, hãy đọc nhãn chăm sóc của sản phẩm để được hướng dẫn cụ thể; các nhà sản xuất có thể đã trộn lẫn trong các loại vải và sợi khác, và thậm chí cả các loại acrylic khác nhau.
  • Đối với các mặt hàng mỏng, tốt nhất nên được giặt bằng tay và trong nước ấm và phơi khô trên dây phơi hoặc móc treo trong nhà.
  • Khi giặt bằng máy, sử dụng nước ấm và chế độ giặt nhẹ. Bạn có thể sấy khô acrylic trong máy sấy ở chế độ thấp và nhanh chóng loại bỏ chúng khi khô.

Vải Canvas

Vải canvas hay còn được gọi là vải bố. Đây là sản phẩm được làm từ cây gai dầu. Là dòng sản phẩm ngày càng được sử dụng rất phổ biến trên thị trường và đặc biệt là các hộ gia đình sử dụng loại vải này làm rèm, màn…

Ưu điểm vải bố canvas

Vải canvas có độ bền rất tốt so với các loại vải thông thường khác. Đặc biệt, vải còn có khả năng chống thấm cực kỳ hoàn hảo, do đó được ứng dụng rất hiệu quả. Sản phẩm rất bền màu, ngay cả khi sử dụng trong những điều kiện khắc nghiệt thì vải vẫn không bạc, đổi màu.

Với khả năng chống thấm, kháng nấm mốc, chống cháy cực tốt, do đó vải canvas thường được sử dụng để may các loại túi đựng ngũ cốc rất chuyên nghiệp. Ngày nay, nhờ đặc tính này mà vải canvas còn được thị trường sử dụng trong may túi xách hoặc các thiết kế thời trang.

Vải Canvas

Vải Canvas

Bí quyết bảo quản và vệ sinh vải canvas đúng cách

  • Vải canvas với đặc tính thô cứng do đó trong quá trình sử dụng nên lưu ý nhằm đảm bảo cho túi luôn được sạch và được vệ sinh đúng cách nhất.
  • Khi vải có vết bẩn bám vào thì nên làm sạch bằng cách thoa nhẹ lên vết bẩn và làm sạch nhanh chóng nhất. Sau đó bạn ngâm vải trong nước lạnh làm sạch vải để đảm bảo cho vải không bị mục hoặc hư hỏng. Tiến hành cho bột giặt pha loãng và ngâm vải trong vòng 05 phút và giặt trực tiếp dưới vòi nước sạch.
  • Khi phơi, không nên phơi trên mặt phẳng cứng hoặc để khô tự nhiên, không nên gấp sẽ tọa ra nếp gấp mất vẻ đẹp thẩm mỹ của vải.
  • Trường hợp vải gặp vết bất cứng đầu, bạn có thể sử dụng thuốc tẩy nhưng không nên sử dụng loại có chứa Clo bởi loại này sẽ nhanh chóng làm hỏng sợi vải.

Danh mục sản phẩm Gối tựa lưng tại Flexhouse VN

Vải nhung

Vải nhung là một loại vải mềm, mịn, mượt, có khả năng giữ ấm tốt. Đặc điểm nhận dạng đặc trưng của loại vải này đó là có vẻ ngoài sáng bóng, sang trọng, cầm vào khá nặng hơn so nhiều loại vải khác như lụa, lanh,… Bề mặt của vải nhung là một đống sợi dày được xếp sát vào nhau. Các sợi này được cắt ngắn bằng nhau tạo nên sự mượt mà, bóng bẩy và mướt tay khi chạm vào. Đó là lý do mà người ta thường ví sự mượt mà, mịn màng là “mịn như nhung”.

Vải nhung

Gối tựa lưng vải nhung sáng trọng

Ưu điểm

  • Độ bắt sáng tốt, tôn da: Vải nhung có ưu điểm là bắt sáng vô cùng tốt cho nên nó luôn tạo được độ bóng nhất định. Trên cùng một tấm vải có thể tạo được nhiều tone màu khác nhau.
  • Bề mặt vải nhung mềm mịn, sang trọng và bóng: Loại vải này sở hữu về mặt trơn nhẵn và mềm mịn, nên người mặc vô cùng thoải mái.
  • Giữ ấm cơ thể tốt: Vì là vải nhung khá dày, cho nên nó có thể giữ nhiệt rất tốt. Vải nhung rất thích hợp bọc ghế sofa tạo cảm giác sang chảnh hay gối nhung là một phụ kiện không thể thiếu trên những chiếc sofa, giường ngủ.
  • Bền: Một ưu điểm nữa của vải nhung mà mọi người rất thích đó chính là bền, khó bị nhăn. Trong quá trình sử dụng, thường không dễ bị rách như là vải lanh hoặc là vải cotton.

Với ưu điểm là sang trọng, các họa tiết hoa văn của nó đậm nét xa hoa, quyền quý nên là vải nhung thường được ứng dụng nhiều trong ngành nội thất. Những không gian có diện tích lớn như là biệt thự, căn hộ cao cấp,… Thường rất hay sử dụng các đồ nội thất bằng nhung trên ghế sofa, gối nhung, rèm cửa nhung,… Nhờ vậy mà giúp cho không gian sống trở nên đẳng cấp và sang trọng hơn.

Như vậy, Flexhouse.vn đã giải đáp về các ưu điểm và cách bảo quản Các Loại Vải Chuyên Dùng Cho Đồ Nội Thất, hi vọng các bạn sẽ lựa chọn được loại vải phù hợp với nội thất trong nhà.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *